SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | "THI NÓI KHOÁC" (BÀI 4: HÀI KỊCH, TRUYỆN CƯỜI)

Ngày 31/05/2024 09:58:42, lượt xem: 205

I: Trong khi đọc

1. Nói khoác là gì? 

Nói khoác là nói những điều quá xa với sự thật hoặc không có trong thực tế để khoe khoang hoặc đùa vui với mọi người xung quanh. 

 

2. Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

Sau khi nghe quan thứ hai nói quan thứ nhất chịu thua vì quan thứ nhất biết quan thứ hai đang nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng. 

 

3. Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

Bức tranh minh họa cho bối cảnh ăn chơi, rượu chè say xỉn của bốn ông quan bên cạnh có thêm một tên lính canh. 

 

4. Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Quan thứ ba chịu thua quan thứ tư vì quan thứ ba biết quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói đến chính là cái cây dùng để làm cầu mà quan thứ 3 đã nói trước đó. 

 

5. Kết thúc truyện có gì đặc biệt?

Kết thúc câu chuyện tên lính hầu hét to, khiến các quan giật bắn cả người: “- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!”  khi câu nói ấy vang lên khiên các quan run cầm cập nhưng ngước lên lại nhìn thấy tên lính hầu. Anh xem đó như là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

 

II: Sau khi đọc 

1. Nhan đề Thi nói khoác cho em biết nội dung văn bản viết về chuyện gì?

Nhan đề Thi Thi nói khoác cho em biết nội dung câu chuyện này đang đề cập đến là một cuộc thi. Nhưng cuộc thi này không phải là một cuộc thi bình thường đây là một cuộc thi nói khoác, nên nội dung sẽ xoay quanh những câu chuyện nói khoác của các nhân vật. 

 

2. “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.” Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác?

- Truyện Thi nói khoác là một câu chuyện cười ngắn gọn, có cốt truyện đơn giản và ít nhân vật. 

+ Độ dài của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn chỉ tầm một trang chữ.

+ Cốt truyện đơn giản: truyện xoay quanh cuộc nói chuyện của bốn vị quan khi đang ngồi ăn chơi, rượu chè với nhau và tỏ ra thích thú với những câu chuyện mà mình đang kể. Câu chuyện được kết thúc khi anh lính hầu cũng bắt chước nói khoác rằng bắt kẻ nói khoác lại làm cho các quan giật mình và mắng anh anh nói rằng chỉ làm theo các quan nói.

+ Nhân vật: truyện có ít nhân vật chỉ gồm năm người trong đó có bốn người quan và một tên lính hầu. 

 

ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG | "HỊCH TƯỚNG SĨ" - TRẦN QUỐC TUẤN (BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI)

 

3. Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

- Ông quan thứ nhất nói khoác về chuyện “con trâu” ông đã thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ.

- Ông quan thứ hai nói khoác về chuyện nhìn thấy một sợi dây thừng to “gấp mười cái cột đình làng”, ý quan thứ hai ở đây là muốn buộc được con trâu của quan thứ nhất thì phải cần tới chiếc dây thừng của ông quan này.

- Ông quan thứ ba nói khoác về chuyện cây cầu dài “đứng đầu cầu này không thể trông thấy đầu cầu kia” chỉ biết rằng “khi người bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.” 

- Ông quan thứ tư lấy chuyện cái cây cầu dài để nói đến chuyện đã từng nhìn thấy một cái cây cao khiếp lắm “trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến được nửa chừng thì chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi”. Ý quan thứ tư ở đây là cây cầu mà quan thứ ba nói đến là dùng cái cây của mình để làm nên. 

 

4. Điều gì đã khiến người đọc buồn cười qua câu chuyện này?

Điều khiến cho người đọc phải buồn cười nhất qua câu chuyện này đó là cuộc thi nói khoác, phóng đại về những điều mà mình chưa nhìn thấy của cả bốn người quan. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau không ông nào chịu ông nào người sau thì chọc ngoáy người trước. Nhưng buồn cười nhất là những ông quan này đều chịu thua người lính hầu đứng đó ngồi hóng chuyện, anh đòi trói cổ lại các quan vì đã “nói láo”. Anh lính hầu đã may mắn thoát tội vì sự thông minh, nhanh nhẹn của mình biết “nói khoác” đúng lúc đúng chỗ. Ở trong câu nói của anh lính hầu vừa thật vừa giả. Thật ở đây chính là các quan đều nói khoác, còn giả ở chỗ anh lính đòi bắt các quan. Suy cho cùng anh lính cũng chỉ là một tên lính quèn đứng gác nên với anh đó chỉ là một lời nói khoác, một lời nói khoác khiến các quan phải chột dạ, sợ hãi. Nói khoác mà có ẩn ý sâu xa: bọn quan lại toàn là một lũ nói khoác. 

 

5. Theo em, truyện Thi nói khoác nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Theo em, truyện Thi nói khoác nhằm mục đích đả kích, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội này đặc biệt là những người hay nói khoác. Vì nói khoác là một tật xấu phổ biến không chỉ ở trong xã hội xưa mà đến ngày nay vẫn vậy. Những người hay nói khoác là những người không trung thực và ưa giả dối, nên những câu chuyện mà họ nói ra thường không có trong thực tế giống với bốn tên quan trong truyện. 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan